Tình hình cung ứng các dịch vụ khác 28 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 38 - 40)

7. Kết cấu luận văn 3 

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CH

2.1.4.2 Tình hình cung ứng các dịch vụ khác 28 

Thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại: Trong năm 2012, doanh số thanh toán

xuất nhập khẩu của Chi nhánh đạt 1,39 tỷ USD, trong đó doanh số thanh toán nhập khẩu là 810 triệu USD, doanh số thanh toán xuất khẩu là 580 triệu USD. Thu từ hoạt động tài trợ thương mại đạt 38,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40% trong tổng thu dịch vụ. Tuy nhiên hoạt động thanh toán quốc tế trong năm 2012 cũng đã gặp phải nhiều khó khăn do thiếu hụt nguồn cung ngoại tệ, Chi nhánh phải ưu tiên nguồn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng nhập khẩu của các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, phân bón.

Kinh doanh mua bán ngoại tệ: Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2012 đạt 1,35 tỷ

USD, thu dịch vụ từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ (chủ yếu là hoạt động giao dịch ngoại tệ mặt) năm 2012 đạt 5,9 tỷ đồng. Có thể đánh giá năm 2012 là năm

tiếp nối thành công của hoạt động giao dịch ngoại tệ mặt góp phần tăng thu dịch vụ cho chi nhánh. Bên cạnh việc tăng thu dịch vụ, hoạt động giao dịch ngoại tệ mặt cịn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao vị thế của Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đối với các TCTD khác trên địa bàn.

Thanh toán và ngân quỹ: Hoạt động thanh toán và ngân quỹ năm 2012 phát triển

khá ổn định. Doanh số thanh toán chung tăng 20% so với năm trước, chủ yếu là thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Thu dịch vụ từ hoạt động thanh toán và ngân quỹ đạt 32,7 tỷ đồng, là mảng thu có tốc độ tăng trưởng ổn định nhất.

Dịch vụ thẻ: Tính đến cuối năm 2012, số đơn vị chấp nhận thẻ Chi nhánh đang

khai thác, quản lý là 815 đơn vị với tổng số máy EDC đã lắp đặt và đang hoạt động là 1.280 máy. Thu từ dịch vụ thẻ đạt 13,5 tỷ đồng, bên cạnh đó số dư trên thẻ ATM của khách hàng đã mang về cho Chi nhánh được nguồn vốn giá rẻ đáng kể.

2.1.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo HĐKD các năm 2008 – 2012 của Vietinbank TP.HCM)

Kết quả kinh doanh của Vietinbank TP. Hồ Chí Minh những năm gần đây khá tốt, đặc biệt là sau khi được cổ phần hóa năm 2008, lợi nhuận của Chi nhánh tăng cao kỷ lục và đạt đỉnh điểm 1.148 tỷ đồng vào năm 2011, như vậy trong năm 2011 Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã đóng góp đến 13,6% vào tổng lợi nhuận trước thuế của toàn hệ thống VietinBank. Tuy nhiên trong năm 2012 lợi nhuận của Chi nhánh đã giảm mạnh và chỉ đạt 794 tỷ đồng, bằng 69% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do tỉ lệ nợ xấu tăng nên ngân hàng phải trích dự phịng rủi ro nhiều hơn, làm lợi nhuận giảm. Ngoài ra, việc hạ lãi suất đồng loạt các khoản vay cũ về dưới 15%/năm như chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước cũng làm lợi nhuận bị ảnh hưởng mạnh.

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ PHỊNG NGỪA RRTD TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH

Trong những năm gần đây, tình hình nền kinh tế cả trong và ngồi nước đều phải đối diện với nhiều khó khăn và thử thách. Để đảm bảo an tồn tín dụng cũng như giữ vị trí hàng đầu trong hệ thống với trọng tâm chất lượng tín dụng là hàng đầu, Ban giám đốc Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh đã chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng công tác đào tạo nguồn nhân lực…liên tục kiến nghị để được NHCTVN tháo gỡ một số vướng mắc về cơ chế để phù hợp với đặc thù riêng của chi nhánh. Nhờ vậy Chi nhánh vẫn duy trì được khả năng cạnh tranh với các NHTM trên địa bàn và giữ vững vị trí hàng đầu trong hệ thống VietinBank mặc dù cơ chế chính sách của NHCTVN còn chưa được điều chỉnh cho thật phù hợp với tình hình thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)